Giai đoạn thứ hai của quá trình sinh nở

Khi cổ tử cung mở hoàn toàn là khi các cơn co không còn có tác dụng mở cổ tử cung thêm nữa, mà có tác dụng đẩy em bé xuống âm đạo và ra bên ngoài. Lúc này, các cơn co rất mãnh liệt, mẹ cảm giác một lực ép rất lớn, chứ không đơn thuần là đau nữa.

Xem thêm: nipt

Các cơn co lúc này sẽ xuất hiện rất tự nhiên. Mẹ cũng không cần phải cố gắng rặn bé, chỉ khi có cơn co và buồn rặn thì mới được rặn.

Bàng quang và ruột vẫn bị chèn ép, các dây chằng giãn ra để tạo không gian cho em bé chui ra ngoài. Giai đoạn thứ hai này diễn ra từ từ, tạo thời gian cho âm đạo và đáy chậu giãn ra từ từ, giảm nguy cơ bị rách và tổn thương đáy chậu. Khi đầu em bé sắp chui ra ngoài, đa phần các trường hợp, bà đẻ được rạch tầng sinh môn để bé chui ra dễ dàng hơn.

Đau đẻ - những điều nhất định mẹ phải ghi nhớ

Điều gì khiến mẹ bị đau đẻ nhiều hơn

Trong quá trình sinh nở, hai hormone oxytocin và endorphin phải sản sinh càng nhiều càng tốt để tăng các cơn co, và rút ngắn quá trình chuyển dạ. Hai hormone này phối hợp với nhau, tạo nên cơn co và thay đổi cảm nhận đau của bà đẻ.

Cảm nhận đau đẻ của mỗi người một khác, ngoài ra còn tùy thuộc vào các yếu tố:

- Đã từng sinh con trước đó, có khả năng chịu đau vì đã quen.


- Tự tin

- Được sinh đẻ trong môi trường yên tĩnh, thoải mái, được hỗ trợ nhiệt tình.

Những điều mẹ cần nhớ

- Cơn co xuất hiện theo chu trình, mẹ sẽ vẫn có những quãng nghỉ giữa các cơn co.

- Cơn co tăng cường độ theo thời gian. Lúc đầu co nhẹ sau đó mạnh và đau hơn. Tạo điều kiện cho mẹ thích ứng với các cơn co.

- Quá trình chuyển dạ, sinh nở thường kéo dài tối đa là 24 tiếng.

Comments

Popular posts from this blog

Dùng que thử thai quá sớm

Mẹ mang thai nên hít hà nhiều mùi hương thơm mát