Nhận biết mẹ mang thai đôi dựa vào những dấu hiệu nào?

Dựa theo nồng độ HcG

Vì nhiều nguyên nhân khác nhau, các bác sĩ có thể theo dõi nồng độ HcG (human chorionic gonadotropin). HcG là một nội tiết tố được phát hiện trong máu hoặc nước tiểu của phụ nữ sau khi thụ thai được 10 ngày và nồng độ này gia tăng với tốc độ rất nhanh trong suốt 10 tuần sau đó. Những phụ nữ mang song thai có thể có nồng độ HcG cao hơn so với bình thường. Bác sĩ có thể xác định điều này thông qua xét nghiệm.


Kết quả xét nghiệm AFP cao


Đo AFP (Alphafetoprotein) là một xét nghiệm máu được thực hiện trên các phụ nữ mang thai từ 6 tháng trở lên – còn được gọi là kiểm tra huyết thanh của thai phụ. Đây là xét nghiệm giúp nhận biết các nguy cơ gia tăng của một số dị tật bẩm sinh và cũng có thể cho biết liệu thai phụ có mang song thai hay không.

Cảm thấy cử động thai sớm và nhiều

Cảm giác em bé “cựa quậy” trong bụng quả là không hề dễ chịu đối với phụ nữ mang thai, riêng đối với phụ nữ mang song thai thì việc này có xu hướng xảy ra từ rất sớm và mức độ thường xuyên hơn bình thường. Đây cũng là một dấu hiệu để bạn nhận biết liệu có phải mình đang mang thai nhiều hơn một em bé hay không.


Bên cạnh các dấu hiệu trên, tiền sử bản thân của mẹ cũng ảnh hưởng ít nhiều đến việc mang bầu song sinh. Cơ hội thụ thai đôi sẽ cao hơn ở những chị em có độ tuổi trên 30 hoặc có chiều cao hơn mức trung bình, trong gia đình có người sinh đôi, đã từng có thai hay từng thực hiện các biện pháp hỗ trợ sinh sản. Ngoài ra, những chị em bị béo phì có chỉ số BMI >25 hoặc đang ở thời kì mãn kinh cũng có thể nằm trong nhóm đối tượng mẹ bầu song thai…

Comments

Popular posts from this blog

Dùng que thử thai quá sớm

Mẹ mang thai nên hít hà nhiều mùi hương thơm mát

Giai đoạn thứ hai của quá trình sinh nở