Nguyên nhân gây ra tình trạng sa dây rốn

Theo thống kê của các nhà nghiên cứu, sa dây rốn thường gặp ở những mẹ bầu sau đây:

Mẹ bầu có khung xương chậu méo, hẹp, hay chứa khối u tiền đạo: Điều này thường gặp ở những mẹ sinh nở nhiều lần.

Xem thêm: nipt là gì

Mẹ bầu mang song thai hoặc đa thai.

Ngôi thai không thuận, phần chân quay về phía cổ tử cung nên sẽ tạo khoảng hở khi cổ tử cung mở.

Dây rốn quá dài cũng làm tăng nguy cơ bị sa.

Nhau bám thấp nên khoảng cách giữa bánh nhau và dây rốn quá ngắn.

Mẹ bầu bị đa ối.


Khi bị sa dây rốn, mẹ nên nằm ở tư thế này trong lúc chờ cấp cứu nhé.

Mẹ bầu nên làm gì khi bị sa dây rốn?

Điều đầu tiên là mẹ cần luôn kiểm tra thai kỳ một cách thường xuyên, nhất là trong những tuần cuối nếu cảm nhận dây rốn ở trong “cô bé” thì cần liên lạc ngay với bệnh viện. Trong quá trình liên lạc hãy nói rõ tình trạng nghi ngờ sa dây rốn để bác sĩ nắm được tình hình và đưa ra được chỉ định một cách nhanh và chính xác nhất.


Sau đó, mẹ nên thực hiện tư thế mặt úp xuống sàn nhà, hai đầu gối quỳ gập, bàn tay và khuỷu tay úp sát xuống sàn nhà. Mẹ tuyệt đối không rặn hay đẩy dây rốn trở lại hoặc ăn uống bất cứ thứ gì. Việc ăn uống tuy không ảnh hưởng tới sa dây rốn nhưng vì mẹ có nguy cơ phải sinh mổ nên kiêng sẽ tốt hơn.

Còn một điểm quan trọng mẹ cần nhớ đó là thời gian để cứu sống được thai nhi khi mẹ bị sa dây rốn là rất ngắn nên mẹ cần tận dụng mọi cơ hội để liên lạc được sớm nhất với các bệnh viện có đủ điều kiện mổ lấy thai.

Comments

Popular posts from this blog

Dùng que thử thai quá sớm

Mẹ mang thai nên hít hà nhiều mùi hương thơm mát

Giai đoạn thứ hai của quá trình sinh nở