Có cần thiết đi khám sàng lọc trước sinh?

Không phải mẹ bầu nào cũng được chỉ định thực hiện những xét nghiệm sàng lọc trước sinh, nhất là thủ thuật chọc dò ối, bởi nguy cơ từ phương pháp này dẫn đến sảy thai khá cao. Do đó, thông thường, bạn chỉ thực hiện khi có sự khuyến khích và chỉ định của bác sĩ.

Nếu lo lắng về khả năng dị tật của bé, đừng ngại thảo luận với bác sĩ về những dấu hiệu bạn cho rằng cần phải kiểm tra kỹ càng hơn để phát hiện. Bác sĩ sẽ đưa ra những lời khuyên chính xác về việc sàng lọc và những lựa chọn tốt nhất dành cho bạn.

Đừng ngại hỏi cả về những nguy cơ tiềm ẩn mà các xét nghiệm này có thể đem đến. Trong đó, những tác dụng phụ bạn cần để ý xem xét đó là nhiễm trùng, chảy máu, thậm chí sảy thai. Nắm rõ thủ tục, quá trình tiến hành thực hiện đến cả những nguy cơ giúp bạn chuẩn bị tinh thần sẵn sàng hơn cho mọi việc.

Khi nào bạn nên khám sàng lọc?


Mang thai trên 35 tuổi tiềm ẩn nhiều rủi ro, do đó bạn nên thăm khám kỹ càng

- Bạn có người thân hoặc tiền sử gia đình đã từng sinh con dị tật bẩm sinh, bao gồm cả hai bên nội ngoại.

- Phụ nữ mang thai trên 35 tuổi, quy trình sàng lọc trước sinh bởi mang thai khi tuổi càng cao, càng có nguy cơ sinh con bị dị tật bẩm sinh. Đặc biệt với phụ nữ mang thai trên 40 tuổi, xét nghiệm sàng lọc cần làm thêm như Double test hay triple test là cần thiết để phát hiện chính xác hơn.

- Phụ nữ mang thai sử dụng thuốc kháng sinh trị bệnh, thuốc khuyến cáo không được dùng cho phụ nữ mang thai.

- Mẹ bầu mắc bệnh tiểu đường hoặc những bệnh mãn tính khác như cao huyết áp, suy thận, suy tim…

- Bà bầu nhiễm virus cúm, rubella, thủy đậu, sởi trong thời gian đầu có thai.

- Đã từng sinh con bị rối loạn nhiễm sắc thể hoặc mắc hội chứng Down.

-Tiền sử sảy thai 3 lần trở lên.

-Môi trường sống, làm việc tiếp xúc với phóng xạ liều lượng cao.

Comments

Popular posts from this blog

Dùng que thử thai quá sớm

Mẹ mang thai nên hít hà nhiều mùi hương thơm mát

Giai đoạn thứ hai của quá trình sinh nở